Nhịn ăn là một phương pháp nghỉ ngơi cho toàn diện cơ thể nên trong mọi trường hợp lành mạnh hoặc bệnh tật đều đem lại sự lợi ích không nhiều thì ít cho người áp dụng.
- Người nhịn ăn không tin vào phép nhịn ăn mà còn lo sợ trong lúc nhịn ăn. Nhịn ăn với tâm trạng như vậy có thể đem đến sự nguy hại cho sức khoẻ cũng như sinh mạng trong lúc đáng ra là đưa đến những kết quả tốt đẹp, lợi ích cho sức khoẻ người bệnh.
- Người gầy quá sức. Trong trường hợp này không nên áp dụng cách nhịn ăn dài ngày. Có thể cho nhịn ăn độ 2-3 ngày thì có kết quả tốt nhưng phải nên thận trọng.
- Trong những trường hợp cực suy yếu hoặc hư biến thì một loạt nhịn ăn ngắn hạn có thể đem lại nhiều sự cải thiện cho sức khỏe. Trong những giai đoạn cuối cùng của bệnh lao và bệnh ung thư, sự nhịn ăn tuy khó cứu vãn được sinh mạng cho người bệnh nhưng vẫn làm giảm cho họ sự đau đớn vật vã và sống thêm được đôi ba ngày.
Nói tóm lại, nhịn ăn là một phương pháp nghỉ ngơi cho toàn diện cơ thể nên trong mọi trường hợp lành mạnh hoặc bệnh tật đều đem lại sự lợi ích không nhiều thì ít cho người áp dụng.
Trong trường hợp xét rằng không thể nào áp dụng phép nhịn ăn thì tốt hơn hết là cho người bệnh ăn uống theo nguyên lý Âm Dương của Giáo sư OHSAWA.
(Hết phần Những trường hợp phải thận trọng trong lúc áp dụng phép nhịn ăn)
- Mục lục
- Phần sau: Vệ sinh trong lúc nhịn ăn
- Phần trước: Nhịn ăn đối với khí chất và tình trạng sức khoẻ của mỗi người
Tag trong bài viết:
Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).
Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!