Tuyệt thực đi về đâu – Nhịn ăn đối với khí chất và tình trạng sức khoẻ của mỗi người

Một quan niệm ngây ngô và nguy hại thường được y sĩ khuyến khích và đa số quần chúng chấp nhận là một khi không ăn uống được người ta phải uống thuốc bổ hay thuốc tiêu thực hay thuốc để kích thích sự thèm ăn.

Trên lý thuyết có người chủ trương rằng nên nhịn ăn về mùa nắng vì mùa này người ta chỉ cần dùng ít thức ăn để giữ nhiệt lượng trung bình cho cơ thể bằng mùa lạnh. Trên thực tế thì về mùa lạnh công việc nhịn ăn lại rất thuận tiện, dễ dàng miễn là giữ cho người nhịn ăn được ấm áp. Vì vậy thiết tưởng mỗi khi cần thiết thì nên nhịn ăn vì ta không nên để cho bệnh đến thời kỳ trầm trọng mới nhịn ăn.

Những người ăn chay: Có người bảo rằng người ăn chay không nên nhịn ăn hoặc nhịn ăn ngắn hạn vì chất đạm dự trữ trong người rất ít. Lập luận trên không được xây dựng trên kinh nghiệm cũng như trên nhận xét mà chỉ hoàn toàn lý thuyết. Trên thực tế, người ăn chay nhịn ăn giỏi hơn người ăn mặn, người ít ăn cá thịt nhịn ăn dẻo dai hơn người ăn cá thịt nhiều.

Hài nhi và trẻ em: Người ta thường thắc mắc không rõ trẻ con còn bú có thể nhịn ăn được không? Carrington (Hereward Carrington) trả lời: “Chẳng những trẻ con có thể nhịn ăn vô hại; trái lại, trong lúc chúng đau ốm nếu không chữa cho chúng bằng cách nhịn ăn lại cho chúng uống thuốc men mới thật là nguy hại”. Hài nhi thường chẳng mấy khi cần phải nhịn ăn quá đôi ba ngày. Khi nào đứa bé nhác ăn thì cho nó nghỉ ăn đến khi nào nó đòi ăn lại. Mỗi khi chúng bị đau đớn, sốt hoặc bị viêm chứng thì đừng có cho nó bú hoặc ăn. Hài nhi có thể nhịn ăn nhiều ngày mà không hại gì cho nó cả. Chúng sụt cân cũng như lên cân rất chóng. Ít khi có đứa hài nhi cần nhịn ăn vài ngày như một người lớn tuổi. Chỉ cần để ý xem lúc nào chúng khát nước thì cho uống chút ít vừa phải.

Trẻ con mà cho nhịn ăn thì được nghỉ ngơi yên tĩnh và hầu như lúc nào nó cũng ngủ, tránh cho nó được bao nhiêu đau đớn, bực bội hoặc gây ra nhiều biến chứng do thức ăn hoặc do thuốc men.

Chứng ho gà mới phát, nếu cho nó nhịn ăn thì nó bớt ho, không mửa.

Chứng ban đỏ lành sau 4-5 hôm nhịn ăn và không bao giờ sanh biến chứng.

Bệnh quai bị, sưng phổi, bạch hầu, đậu trời (đậu mùa), v.v… sẽ lành không mấy chốc nếu đừng cho đứa bé ăn gì hết.

Nhũng người kinh nghiệm trong phép nhịn ăn đều nhận thấy rằng cùng một chứng bệnh, trẻ con nhịn ăn chóng lành hơn người lớn. Còn non trẻ, sự phục hồi trong cơ thể trẻ con nhanh chóng hơn, cơ thể chúng ít bị ngộ độc hơn và các cơ quan tạng phủ ít bị tổn hại hơn.

Thường thường thì trẻ con hay bội thực và sự ăn nhiều đó thường là nguyên nhân của bệnh tật của chúng. Trẻ con bệnh do ăn nhiều kẹo, bánh đường, trái cây… thường có triệu chứng đau đớn, sốt, miệng đắng, lưỡi khô hoặc lưỡi trắng, miệng hôi, chẳng muốn ăn, dợn mửa và những dấu hiệu khác báo hiệu một sự tiêu hoá bị đình trệ thì chớ nên ép uổng chúng phải ăn.

Bệnh khó tiêu kinh niên của trẻ con trong hầu hết mọi trường hợp là kết quả của sự uống thuốc men quanh năm chầy tháng vì khó tiêu đâu có phải là một bệnh di truyền.

Người già cả: Người ta thường sợ rằng người già mà nhịn ăn thì nguy hiểm nhưng thật ra người già nhịn ăn giỏi hơn cả. Đừng có người bệnh nào nghĩ rằng mình quá già nên không dám nhịn ăn. Những kết quả làm non trẻ con người đặc biệt thực hiện rất rõ rệt ở người già cả.

Bác sĩ Shelton (Herbert M. Shelton) đã săn sóc các ông, bà già nhịn ăn từ 65 đến 85 tuổi trong số đó có nhiều cụ già đã nhịn ăn từ 30 đến 40 ngày. Nhưng dù sao ta cũng nên thận trọng với những bậc cao niên hơn là những người trai trẻ vì đôi khi các cụ có những căn bệnh tiềm ẩn mà ta không ngờ đến.

Đàn bà chửa (có thai): Đông y ta có câu: “hữu thai vô bệnh”, nếu để ý ta sẽ thấy các bệnh kinh niên và ngay cả bệnh lao đều thuyên giảm trong thời kỳ có thai. Những sự biến đổi lớn phát sinh trong thời kỳ có thai giống những hiện tượng trong lúc tuổi dậy thì.

Tim, phổi, thận, thần kinh hệ trước kia suy nhược đều được cường tráng thêm, các nội hạch ngày trước thôi hoạt động thì cũng trong thời kỳ này lại hoạt động trở lại. Toàn thể cơ thể đều được canh tân hấp thu một nguồn sinh lực mới.

Sau đây là ý nghĩa của những sự buồn nôn, oẹ mửa buổi sáng, sự ăn mất ngon và nhiều triệu chứng khác mà những người đàn bà có thai thường cảm thấy trong mấy tuần đầu mới thụ thai. Một người đàn bà khoẻ mạnh không bao giờ có triệu chứng như trên.

Một người đàn bà biết sửa đổi cách ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương, trước và trong lúc có thai thì không bao giờ bị những triệu chứng khó chịu trên. Những triệu chứng đó không phải là triệu chứng của sự thụ thai mà là triệu chứng của sự cải tạo mà thiên nhiên đã giúp cho cơ thể đủ điều kiện tốt đẹp để dưỡng thai và sinh đẻ về sau. Sự phát triển các triệu chứng đó là một dấu hiệu không thể lầm lẫn về mức cần thiết một sự thanh lọc cho cơ thể.

Khi nào có chứng ăn mất ngon, buồn nôn, oẹ mửa thì không nên ăn bất cứ thức ăn gì trừ ra uống một ít nước cho đến khi nào hết các triệu chứng trên và có một sự đòi hỏi thật sự thức ăn. Ta có thể tin chắc rằng mọi triệu chứng trên thế nào cũng phải chấm dứt và cơ thể sẽ đòi hỏi thức ăn một khi công việc thanh lọc đã hoàn tất mà không mảy may phương phạt đến người mẹ hoặc thai nhi. Nếu người dưng phụ sống bừa bãi, ăn uống quá độ và trái với quân bình Âm Dương thì sẽ bị ợ chua, đầy hơi, sưng mắt cá, chóng mặt, giật thai, đau đầu, trĩ, bón hoặc mắc các sự hỗn loạn trầm trọng hơn hoặc các chứng bệnh cấp tính. Cho nên nhịn ăn để lập lại quân bình Âm Dương hoặc ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương là cách để chữa bệnh cũng là cách để giữ gìn cơ thể vô bệnh hằng ngày trong đời sống con người.

Trong thời kỳ con bú: Cần thiết lắm mới nên nhịn ăn vì nhịn ăn trong thời kỳ cho bú sẽ bị tắt sữa. Tốt hơn hết là nên ăn uống theo nguyên lý Âm Dương của Giáo sư OHSAWA.

Người mạnh, kẻ yếu: Người ta thường nghĩ rằng người mạnh có thể nhịn ăn một thời gian nào đó mà không hại, còn người đã yếu đuối thì chẳng những không nên nhịn ăn mà còn phải ép họ ăn để bồi dưỡng thêm vào. Vì vậy có nhiều người muốn áp dụng phép nhịn ăn nhưng lại sợ mình quá yếu không biết có thể chịu đựng nổi những hậu quả của phép nhịn ăn hay không?

Sinclair (Upton Sinclair) trả lời một cách chính xác về câu hỏi trên như sau: “Không có sự lầm lạc nào lớn hơn sự lầm tưởng rằng chỉ có người mạnh mới có thể nhịn ăn. Hễ căn bệnh càng làm cho bạn yếu đi chừng nào thì nhất định là bạn cần phải nhịn ăn chừng ấy và chắc chắn rằng cơ thể bạn không thể còn đủ sức để tiêu hoá vật thực mà bạn ăn vào. Nếu như bạn nhịn ăn trong những điều kiện ấy bạn không vì đó mà yếu đi chút nào trái lại càng thêm cường tráng. Trên thực tế theo kinh nghiệm của tôi thì những kẻ nào ít có sự hỗn loạn trong lúc nhịn ăn là những kẻ cần thiết sự nhịn ăn hơn cả. Cơ thể kiệt quệ vì phung phí sinh khí trong việc tiêu hoá các thức ăn người ta cố nhét vào, nay được nghỉ ngơi đã thở ra khoan khoái và ngủ thoải mái…”

Một quan niệm ngây ngô và nguy hại thường được y sĩ khuyến khích và đa số quần chúng chấp nhận là một khi không ăn uống được người ta phải uống thuốc bổ hay thuốc tiêu thực hay thuốc để kích thích sự thèm ăn. Người ta còn cho rằng người bệnh nếu không ăn thì không thể bảo tồn sức lực được và do đó sẽ bị suy nhược vì vậy phải cho họ ăn, bắt họ ăn dù họ không thể tiêu hoá số thực phẩm mà họ ăn vào.

Sự yếu đuối người ta thường cảm thấy không phải do thiếu thức ăn mà do sự bị đầu độc bởi các độc tố vì vậy sự bài tiết các chất độc trong người làm tăng cường sức lực.

Những người thật gầy: Những người gầy ốm tiều tuỵ có thể nhịn ăn chăng? Chắc chắn là nên vì sự gầy ốm ít khi vì thiếu thức ăn mà hầu như luôn luôn do bệnh tật. Trong nhiều trường hợp người ta đã thử cho người thật gầy ăn uống đủ thức béo bổ đều vô công hiệu và những người này chỉ lên cân khi trải qua một kỳ nhịn ăn.

Ông Shelton đã cho một người mắc bệnh suyễn chỉ còn da bọc xương nhịn ăn 17 ngày và sau đó anh ta đã lành được bệnh kinh niên trên mà anh đã đau khổ suốt 9 năm trời. Biết bao nhiêu trường hợp bệnh lao đã còm cõi gầy mòn vì bội thực, ăn nhiều với mục đích tẩm bổ.

Bác sĩ Eales nói: “Nếu như bạn quá gầy dưới sức nặng trung bình thì nhịn ăn là phương pháp hữu hiệu đối với bạn hơn cả. Người quá gầy cũng như người quá mập đều ở trong trạng thái khác thường và sự nhịn ăn bao giờ cũng đem sự lợi ích lớn. Không biết bao nhiêu người gầy gò đã nhờ phép nhịn ăn mà sau đó lên cân và tăng gia sức khoẻ.”

Có trường hợp một người nhịn ăn trong suốt 9 hôm và sau đó ăn lại trong 4 tuần mà lên được 13kg 500. Sự lên cân này không phải do những thức ăn béo bổ mà thật ra chỉ với những thức ăn có quân bình mà đối với nhiều người lại cho kham khổ là đằng khác. Người bệnh trên từ 7 năm đã mắc các bệnh nhiều nước chua trong dạ dày sưng dạ dày, sưng ruột đầy hơi, bón, bộ tuần hoàn kém, gầy, tinh thần suy nhược.

Người ta cứ có thành kiến rằng chỉ có người mập mới phải nhịn ăn còn người gầy thì khỏi phải làm chuyện đó mà phải uống sâm, nhung, vitamin, thức ăn béo bổ cho ăn nhiều nhưng biết đâu chính những người gầy thiếu ăn vì họ đã ăn quá nhiều. Ta phải sáng suốt để hiểu như vậy và áp dụng phép nhịn ăn cho người gầy để cải tạo sinh lực cho bộ máy tiêu hoá ngõ hầu hấp thụ các thức ăn đầy đủ để cung cấp cho cơ thể. Thực phẩm làm ra da thịt thì tại sao nhiều người càng ăn lại càng gầy như câu tục ngữ có câu: “Gầy là thầy ăn”? Như vậy cũng đủ chứng minh rằng quan hệ không phải nơi điểm ăn nhiều mà ở chỗ cơ thể có tiêu hoá, hấp thụ, đồng hoá được nhiều hay không và nhờ thế ta càng thấy rõ sự cần thiết nhịn ăn cho những người gầy yếu.

Điểm đáng để ý là những người thật gầy lại là những người lười ăn nhất nhưng vì lo sợ, vì mặc cảm, vì bị xung quanh thúc đẩy lại cố mà ăn nhiều vào. Họ không biết rằng bản năng sinh tồn của cơ thể đã ngăn sự đòi hỏi thức ăn trong những bệnh “thiếu chất bổ” là một chứng minh rằng người gầy không nên ăn là một điều tối cần thiết.

“Gầy là thầy ăn” là những sự thực hiển nhiên nhưng lại không được mấy ai chịu suy nghiệm. Những người lừ đừ, tiều tuỵ không phải là những người ít ăn mà lại chính là những người cố tọng đồ ăn vào cho nhiều để mong chóng được lên cân, chóng thêm sức khỏe.

(Hết phần Nhịn ăn đối với khí chất và tình trạng sức khoẻ của mỗi người)

Tag trong bài viết:

Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).

Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *