Tuyệt thực đi về đâu – Tóm lược cách ăn theo nguyên lý Âm – Dương của giáo sư OHSAWA

Đại để thức ăn gồm từ 70% đến 90% cốc loại lứt và từ 30% đến 10% rau củ. Uống ít chừng nào tốt chừng ấy, uống nóng và không bỏ đường.

CỐC LOẠI: Gạo, nếp, bo bo, kê, hắc mạch, dùng thứ nào cũng được nhưng gạo lứt là thực phẩm quí hơn cả vì tỷ lệ K:Na của nó là 4,5 gần như tuyệt hảo đối với con người. Nấu cơm gạo lứt thì phải đổ nhiều nước hơn khi ta nấu cơm gạo máy (gạo đã chà xát hết phần cám); lúc cơm cạn cũng để trên bếp than lâu hơn cho cơm đủ chín vì gạo lứt cứng hơn nên lâu chín hơn. Khi cơm sôi, đổ thêm 1 muỗng cà phê muối biển sống để khi nhai nước bọt ra nhiều hơn. Không nhai cơm được có thể nấu cháo mà ăn cũng rất tốt. Gạo đỏ nhiều dương tính hơn gạo trắng.

RAU ĐẬU:

1. Khô: Mỗi ngày có thể ăn thêm một nắm đậu đỏ, đậu đen hay hạt sen (ăn cả vỏ cứng) nấu chín. Có thể nấu chung với cơm.

Không nên ăn bất cứ một thứ đậu nào khác.

2. Các thứ rau củ khác: Những thứ nên dùng là cà rốt, củ cải, củ sen, bí đỏ (rợ), hành, poa-rô, su bắp, lá bồ công anh, rau cúc tằng ô, rau diếp mỡ, rau diếp luắn, cresson (rau cải soong), rau khoai, mướp đắng.

TUYỆT ĐỐI KIÊNG DÙNG: cà chua, cà quả, cà dái dê, khoai tây, măng tre, dưa giá, dưa chuột.

KHÔNG NÊN DÙNG: Đậu đũa, đậu la-ve, măng tây, mướp ngọt, ac-ti-sô, dưa gang, củ đậu, giá, nấm, củ cải đường, ớt trái, tiêu…

3. Các thức ăn huyết nhục: Cá, thịt, tôm, cua, mực, sò, hến, v.v… chỉ nên ăn rất ít, còn trong lúc chữa bệnh thì không nên ăn.

4. Sữa và các phó sản: Bơ, phô mát, sữa chua, có thể dùng chút ít khi lành; sữa dê nhiều Dương tính là tốt hơn cả. Còn khi đau thì không nên dùng.

5. Trái cây: Lành mạnh thì có thể ăn chút ít những loại trái cây như pomme, táo, dâu tây, trái trứng gà, lựu, mãng cầu (na). Đang có bệnh thì không được ăn.

6. Đường: Lành mạnh thì thỉnh thoảng ăn chút đường đen chế tạo theo phương pháp cổ truyền như đường đen ở Quảng Ngãi.

7. Gia vị: Các loại tiêu, ớt, dấm, gừng, cà ri, quế, bột ngọt (mì chính), tàu vị yểu đều không nên dùng. Nên dùng nước tương lâu năm, tương đặc, chao kho, chút ít tỏi, ngò. Gia vị chính có thể nói rằng đó là muối biển.

8. Dầu: Không được dùng bơ cây, margarin. Nên dùng dầu mè (vừng), dầu lạc (phụng) nguyên chất không được lọc bằng các chất hoá học. Đừng ăn dầu sống chưa khử.

THỨC UỐNG:

Uống ít chừng nào tốt chừng ấy, uống nóng và không bỏ đường. Không bao giờ nên vừa ăn vừa uống. Tránh đừng uống các loại nước trái cây, các loại nước ngọt vô chai, cafe, sô cô la, bia, rượu nho, rượu đế, nước đá lạnh…

Nên uống nước chè già, nước lá vối, lá ngấy, nước gạo rang, nước đậu đỏ hoặc đậu đen rang, nước các thứ lá diếp quắn, lá sen, lá cúc, lá bồ công anh, lá ngải cứu phơi khô.

Ta nên uống ít để mỗi ngày 24 giờ chỉ đi tiểu độ 2 hoặc 3 lần. Nếu nhai kỹ trong lúc ăn thì tự nhiên ta thấy ít khát nước trong ngày nhờ số lượng nước bọt xuất tiết nhiều. Kể ra thì trong cơm và thức ăn cũng đã chứa một số nước khá nhiều rồi. Uống vừa phải thì không bao giờ thân thể và tay chân rịn mồ hôi.

Trong 5-7 hôm đầu người ta thấy khó chịu vì uống ít nước nhưng nên cố nhẫn nại dần dần quen đi và người ta không còn thấy thèm nước nữa. Nhờ uống ít và ăn đủ lượng muối, sức khoẻ trở nên dẻo dai và người ta không bao giờ bị trúng nắng lúc làm lụng ngoài trời.

(Hết phần Tóm lược cách ăn theo nguyên lý Âm – Dương của giáo sư OHSAWA)

Tag trong bài viết:

Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).

Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Gửi phản hồi