Tuyệt thực đi về đâu – Thời gian nhịn ăn

Sự hồi phục thường được nhanh chóng trong các bệnh cấp tính, nhưng nhịn ăn 5-7 ngày thì kể ra cũng chưa đủ. Còn các bệnh kinh niên dĩ nhiên là muốn kết quả được mĩ mãn thì phải qua một thời kỳ nhịn ăn khá dài mới đặng.

Đói là sự bảo vệ cho đời sống. Đói thúc đẩy cơ thể tìm kiếm thức ăn cần thiết cho đời sống của mình. Người ta có thể kết luận rằng nếu không đói ấy là người ta không cần đến thức ăn. Vì vậy khi ta chưa có cảm giác đói ta không nên ăn, cảm giác đói chỉ khó chịu trong 3 hôm đầu. Những người ăn thịt uống rượu, dùng đồ gia vị nhiều bao giờ cũng khó chịu đựng sự nhịn ăn hơn người ăn chay. Người mập ăn nhiều, tính tình nóng nảy, hốt hoảng cũng không quen chịu đựng sự nhịn ăn vài ba bữa.

Đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa phái chủ trương nhịn ăn ngắn hạn và phái chủ trương nhịn ăn dài ngày. Người ta sợ không khéo sẽ rơi vào giai đoạn đói ăn làm tổn hại cho sức khoẻ người nhịn ăn. Nhưng đó là điều quá lo xa của người chưa có kinh nghiệm thực tế về phép nhịn ăn.

Carrington (Hereward Carrington) nói: “Bất kì thời hạn nhịn ăn là bao lâu, không có sự nguy hại nào đáng sợ về sự đói ăn vì cơn đói luôn luôn trở lại trước thời gian nguy hại có thể xảy đến. Cho nên một khi nào chưa thấy đói là dấu hiệu thức ăn chưa cần thiết đến vì cái đói tự nhiên và chỉ cái đói tự nhiên mới phải là dấu hiệu phải chấm dứt sự nhịn ăn. Dấu hiệu đó luôn luôn đến rất đúng lúc và hợp cách nên ta không nên bận tâm lo sợ gì đến mối nguy hại đói ăn. Sự dứt ngang sự nhịn ăn, ăn lại đúng lúc chưa thật sự đói vì người săn sóc thiếu kinh nghiệm nghĩ rằng người bệnh “nhịn ăn đã lâu ngày” là một điều ghê tởm, một sự lăng nhục cho phương pháp không được mấy ai tán thưởng”.

Carrington lưu ý có nhiều trường hợp bại xuội và những bệnh tật khác mà luôn luôn có sự cải thiện hàng ngày nhưng đến khi dứt ngang cuộc nhịn ăn thì sự tiến bộ kia dừng lại nên sự lợi ích cho cơ thể tương đương với thời gian nhịn ăn. Cho nên nếu 30 ngày nhịn ăn là cần thiết cho một căn bệnh nào đó mà người bệnh chỉ nhịn đến 20 ngày thì họ chỉ thu hoạch được 2/3 kết quả mong muốn, mà đôi khi những ngày sau cùng của cuộc nhịn ăn lại là những ngày đem lại nhiều kết quả hơn cả.

Người ta thường nghĩ rằng thêm hay bớt năm, mười ngày nhịn ăn thì kết quả cũng chẳng khác nhau là bao chứ không biết rằng đôi khi thành công hoặc thất bại được quyết định ở những ngày đó.

Ta có thể nói rằng không có một cách gì để quyết định trước thời gian nhịn ăn cần thiết cho bệnh nhân. Ta không nên giới hạn độc đoán thời gian nhịn ăn trừ trường hợp người bệnh không có đủ thì giờ thuận tiện để tiếp tục đến cùng. Chỉ có cơ thể của người bệnh là minh định được lúc nào kì nhịn ăn nên chấm dứt. Sự thèm ăn trở lại đôi khi chỉ là ảo tưởng của người bệnh nên sau đó không lâu cảm giác thèm ăn không còn nữa. Còn sự thèm ăn thực thụ trở lại thì nó vẫn tiếp tục mãi cho đến khi được trở lại mới thôi.

Người ta thường bảo rằng lúc nào lưỡi người nhịn ăn sạch trở lại thì nên ăn trở lại nhưng hiện tượng này không nhất định.

Có người lưỡi sạch mà vẫn chưa thấy thèm ăn vì cơ thể đã được thanh lọc sạch sẽ nhưng thức ăn dự trữ chưa vơi. Có người thèm ăn trở lại nhưng lưỡi vẫn bợn nhơ vì thức ăn dự trữ đã hết trong cơ thể chưa được thanh lọc hoàn toàn. Cũng có nhiều trường hợp lưỡi người nhịn ăn sạch sẽ từ đầu đến cuối. Nhưng thông thường nếu có sự nghỉ ngơi thật sự về tâm trí, thể chất và giác quan thì ít khi xảy ra chuyện chất dự trữ cùng kiệt trước khi cơ thể được gột rửa trong sạch hoàn toàn.

Trên đây là nói trường hợp thuận tiện và lý thuyết tuyệt đối nhưng trên thực tế ta nên sử dụng linh động vì có những người bệnh không cần thiết một kỳ nhịn ăn trọn vẹn. Có người phải nhịn ăn trọn kỳ cũng như có người nếu không nhịn ăn trọn kỳ thì không lành bệnh được.

Thông thường thì sự nhịn ăn phải tiếp tục cho đến khi đạt kết quả dự định nhưng tuỳ trường hợp ta cũng có thể chậm trễ, ví dụ trong các bệnh cấp tính người ta có thể tiếp tục nhịn ăn khi mà các triệu chứng trầm trọng còn tiếp diễn và sau đó nhịn ăn cho đến lúc nào sự thèm ăn tự nhiên trở lại.

Nhưng trong các bệnh kinh niên không phải bao giờ người ta cũng có thể nhịn ăn mà không thấy xảy ra các biến chứng gì thì dĩ nhiên là cứ tiếp cho đến khi lành bệnh hoặc sự thèm ăn trở lại. Nhưng không nên quyết định một cách độc đoán một thời gian 30 ngày, hoặc dài hơn nữa như một cuộc thách thức. Nếu là trường hợp cần thiết một cuộc nhịn ăn dài hạn mà người bệnh quá suy nhược thì nên tổ chức cuộc nhịn ăn làm nhiều kỳ ngắn hạn, trong thời gian chuyển tiếp nên ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương.

Thường thường những người yếu và gầy chịu đựng sự nhịn ăn giỏi hơn những người bệnh mạnh và mập.

Trên kinh nghiệm thì một kỳ nhịn ăn dài ngày kết quả bao giờ cũng công hiệu và vừa ý hơn một loạt nhịn ăn ngắn hạn. Rất nhiều người chỉ nhịn ăn độ 5-3 ngày lại mong muốn đạt kết quả chỉ có thể thực hiện với một kỳ nhịn ăn 5-7 tuần hay hơn nữa.

Ta nên suy nghiệm kỹ về phép nhịn ăn rồi quyết định mà thi hành cho đến nơi đến chốn, hoặc là không tin hay lo sợ thì chớ nhịn ăn để khỏi phải thất vọng vì trong 5-7 ngày nhịn ăn cơ thể làm cho bài tiết hoặc hoá giải các hậu quả của bao nhiêu năm ăn uống bừa bãi trái thiên nhiên, thiếu quân bình Âm Dương. Sự hồi phục thường được nhanh chóng trong các bệnh cấp tính, nhưng nhịn ăn 5-7 ngày thì kể ra cũng chưa đủ. Còn các bệnh kinh niên dĩ nhiên là muốn kết quả được mĩ mãn thì phải qua một thời kỳ nhịn ăn khá dài mới đặng.

(Hết phần Thời gian nhịn ăn)

Tag trong bài viết:

Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).

Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *