Tuyệt thực đi về đâu – Sự thay đổi những cơ năng căn bản của cơ thể trong thời kỳ nhịn ăn

“Không có gì để trả lại sinh lực cho một bộ máy tiêu hoá kiệt quệ, không có gì trả lại sự thoải mái cho bộ thần kinh căng thẳng, cho bộ ruột mệt mỏi, không có gì có thể đem lại sinh khí cho một quả tim hay một hệ thống nội hạch suy kém vì quá lao lực nếu đó không phải là phép nhịn ăn là liệu pháp tĩnh dưỡng vô song cho thân xác.”

Sự an nghỉ sinh lý: Một điều quan hệ mà nhịn ăn mang lại cho cơ thể là sự an nghỉ các cơ quan. Sự kích thích quá độ các hoạt động sinh lý do sự ăn uống quá độ làm cho suy yếu và lao lực quá nhiều các cơ quan này. Sự nhịn ăn thay đổi hoàn toàn các hoạt động trên và giúp cho cơ thể được bình phục. Trong thời gian nghỉ ngơi đó, các cơ quan có thể bồi đắp hàn gắn lại các cơ cấu thiệt hại thương tổn và phục hồi sinh lực trước đó bị suy kiệt để sẵn sàng hoạt động lại. Nhịn ăn đối với các cơ quan không khác gì một đêm ngủ ngon giấc đối với người làm lụng mệt nhọc suốt ngày.

Sự tiêu hoá và đồng hoá thực phẩm là một gánh nặng cho cơ thể đã suy yếu vì phải tăng gia công việc của dạ dày, của gan, ruột, tim, phổi, thận, hạch, v.v… Hễ người ta càng ăn thì cơ quan đó càng làm việc lao lực. Làm sao ta có thể giúp đỡ người bệnh bằng cách tăng sự làm việc các cơ quan này? Nếu thực phẩm không ngăn chặn được bệnh tật thì làm sao sự bội thực có thể phục hồi sức khoẻ?

Jenning, Graham (Sylveter Graham), Trall (Russell Thacher Trall) v.v… đều nhấn mạnh rằng nhịn ăn là một thời kỳ nghỉ ngơi về sinh lý.

Thomas Low Nichols nói: “Trong những cơn sốt và những bệnh về viêm chứng, nhịn ăn là một điều tất yếu. Thường thường đó là một phương thuốc của thiên nhiên. Khi nào thú vật mắc một bệnh gì thì nó nghỉ ăn liền. Ăn mất ngon là triệu chứng của bệnh tật mà cũng là một phương thức để tự chữa bệnh. Dạ dày được nghỉ ngơi thì các cơ quan dinh dưỡng cùng các thần kinh liên hệ cũng được tĩnh dưỡng. Nhịn ăn trong lúc sốt hoặc trong lúc mắc các viêm chứng, chúng ta giảm lượng máu và làm nhẹ công việc cho tim và cơ thể nhờ bớt được công việc tiêu hoá cùng đồng hoá nên sức mạnh của thần kinh được đem dùng trong việc hồi phục sinh lực. Bệnh cảm là một loại sốt và trong trường hợp ấy không thứ thuốc nào thần hiệu hơn phép nhịn ăn”.

Nhịn ăn là tĩnh dưỡng, liệu pháp thần hiệu hơn cả. Tĩnh dưỡng tự nó không chữa lành bệnh, không nối liền đoạn xương gãy hoặc hàn gắn miệng vết thương nhưng nó tạo những điều kiện cần thiết, cung cấp những nguyên liệu tinh khiết để giúp cho bệnh nhân chóng lành.

Ngoài các bệnh về cơ quan tiêu hoá còn có biết bao nhiêu bệnh tim ‘nan y’ được chữa lành nhờ nhịn ăn một thời hạn khá dài. Các nội hạch, bộ máy tiêu hoá, bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn, các dây thần kinh đều được nghỉ ngơi trong lúc nhịn ăn. Chỉ có bộ máy bài tiết (hệ bài tiết) là tăng gia hoạt động trong việc trục xuất khỏi cơ thể mọi độc tố tích luỹ thâm niên từ trước đến nay.

Tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi, người ta thường hiểu nghĩa đó bằng cách đi đổi gió, đổi thực phẩm, đổi cách hoạt động, đi cắm trại, đi nghỉ mát v.v… nhưng như vậy chưa đủ gọi là nghỉ ngơi thân xác nếu ta không áp dụng đến phép nhịn ăn. Không có gì để trả lại sinh lực cho một bộ máy tiêu hoá kiệt quệ, không có gì trả lại sự thoải mái cho bộ thần kinh căng thẳng, cho bộ ruột mệt mỏi, không có gì có thể đem lại sinh khí cho một quả tim hay một hệ thống nội hạch suy kém vì quá lao lực nếu đó không phải là phép nhịn ăn là liệu pháp tĩnh dưỡng vô song cho thân xác.

Sự biến dưỡng (quá trình trao đổi chất): Sự biến dưỡng hạ xuống 1/4 hay 2/5 trong lúc nhịn ăn.

Sự hô hấp: Theo Morgulis (Sergius Morgulis), hô hấp là một cơ quan trọng yếu được cải thiện hiệu quả nhờ phép nhịn ăn. Những kết quả đặc biệt của phép nhịn ăn về bộ máy hô hấp của những người bị bệnh suyễn không ai có thể chối cãi được nếu người ta chịu để ý nhận xét trong nhiều trường hợp nhịn ăn của người mắc bệnh suyễn.

Trong lúc nhịn ăn, sự bài tiết thán khí (Cacbon điôxít CO2) giảm xuống. Trạng thái này là do sự hoạt động giảm bớt và sự biến dưỡng giảm sút chứ không phải năng lực bài tiết của phổi kém như có người lầm tưởng. Trong lúc nhịn ăn thì hơi thở trở nên hôi hám nhưng dần dần sau đó cơ thể được gột sạch thì hơi thở không còn bị nặng mùi nữa.

Sự bài tiết: Nhịn ăn là phương pháp phù hợp với thiên nhiên để đào thải khỏi cơ thể thức ăn thừa thãi trong các mô bệnh tật, các cặn bã tích luỹ và các độc tố. Không có sự bài tiết nào trọn vẹn hơn sự nhịn ăn.

Lúc ban đầu nhịn ăn thì tương đối sự bài tiết gia tăng hơn thường lệ nhưng sau đó thì sự bài tiết giảm dần đến mức thấp hơn vì ta không ăn thực phẩm ở ngoài nữa.

Máu, nước lâm-ba (dịch màu trắng chứa những tế bào bạch cầu – lymphocytes), thần kinh hệ các tạng phủ đều được tẩy lọc nghỉ ngơi. Nhịn ăn độ 1 tuần là ống tiêu hoá từ dạ dày đến ruột non không còn loại vi trùng nào ở lại bên trong nữa. Biết bao nhiêu người mắc bệnh thương hàn nhờ nhịn ăn mà lành bệnh và không còn nguy hiểm như một kẻ mang trong mình hạt giống vi trùng thương hàn để sẵn sàng truyền nhiễm cho những người khác.

Cơ thể người nhịn ăn gầy dần là để giữ toàn vẹn các cơ quan cần thiết cho sinh mạng, nó chỉ dùng những vật liệu thừa thãi vô bổ hay có hại trước hết như mụn nhọt, chất ứa ra ngoài mạch máu, sưng thủng, mỡ, v.v… đều được phân phối biến dạng làm thức ăn nuôi các cơ quan trọng yếu, còn cặn bã thì bài tiết ra ngoài. Sự sụt cân là một phương pháp thiên nhiên để tự vệ, một cách giảm bớt mức tiêu thụ thức ăn để đừng phạm đến các tạng phủ trong người.

Người ta chưa tìm thấy một phương pháp bài tiết nào, một cách thanh lọc cơ thể nào linh nghiệm qua phép nhịn ăn. Sức khoẻ con người bị suy giảm phần lớn không phải là vì thiếu ăn mà vì tích luỹ quá nhiều chất độc trong người. Sự tiều tuỵ, gầy còm không phải do thiếu chất bổ mà do bị đầu độc bởi thức ăn quá độ hoặc thiếu quân bình Âm-Dương.

(Hết phần Sự thay đổi những cơ năng căn bản của cơ thể trong thời kỳ nhịn ăn)

Tag trong bài viết:

Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).

Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *