Người ta chỉ chết đói khi nào mọi dự trữ trong cơ thể đều cùng kiệt vì chỉ sau lúc ấy mọi cơ quan cần thiết cho sinh mạng mới bị tổn thương mà thôi.
Trong hàng vạn cuộc nhịn ăn chẳng giống nhau từ vài ngày đến 60 và có khi cả 90 ngày, không có cái chết nào có thể quy trách nhiệm cho sự nhịn ăn. Trong những cuộc giải phẫu để khám tử thi, người ta đều khám phá ra rằng những trường hợp chết trong thời gian nhịn ăn đều là hậu quả của một nội thương trầm trọng đã có sẵn, nên nạn nhân dù nhịn ăn hay không nhịn ăn thì cũng không thể sống thêm được nữa. Bác sĩ Dewey (Edward H. Dewey) quả quyết một cách đúng đắn rằng nếu sinh lực đã gần tàn hay một cơ quan trọng yếu cho sinh mệnh đã bị tổn thương trầm trọng thì cái chết sớm tối gần kề là hậu quả tất nhiên phải đến chắc chắn dù người ta ăn hay dù người ta nhịn.
Phần đông người ta cầu cứu đến phép nhịn ăn là đến lúc cùng đường chứ không phải khi vừa vướng bệnh. Họ áp dụng phương pháp nhịn ăn khi thân thể đã tiều tuỵ, sức khoẻ đã tàn tạ, suy bại sau nhiều năm sống bừa bãi, sau khi dùng hết bao loại thuốc men, chịu bao nhiêu cuộc mổ xẻ, nói tóm lại là ở trong một tình trạng tuyệt vọng. Trong những trường hợp như vậy thì ai cũng thấy rằng thỉnh thoảng thế nào cũng khó tránh một vài người chết dù là Hoa Đà hay Biển Thước có tái sinh đi nữa. Trong trường hợp ấy bảo rằng vì nhịn ăn mà chết thì thật là hàm hồ, bất công và oan ức.
Bác sĩ S. Lief viết trong tạp chí “Health for all” như sau: “Trong hàng ngàn trường hợp mà tôi chữa bệnh bằng phép nhịn ăn trong 18 năm trời, tôi chưa hề gặp một trường hợp nào mà người ta chết vì nhịn ăn.”
Tilden (John Henry Tilden) viết: “Người ta có thể nói một cách chắc chắn rằng khi có một người nào đó chết trong thời gian nhịn ăn thì cái chết đó nhất định phải gây ra do căn bệnh người ấy đã mắc từ trước mà thời gian nhịn ăn cần thiết chưa đủ để kịp trị liệu trước khi tử thần cướp đoạt sinh mạng.”
Bác sĩ Dewey kể trường hợp một đứa bé 4 tuổi gầy yếu, dạ dày bị cháy vì uống nhầm nước bồ tạt, đến nỗi uống vào một ngụm nước cũng không giữ lại được. Nó đã chết sau 75 ngày nhịn đói, trí khôn vẫn sáng suốt đến phút cuối cùng tuy rằng thân thể chỉ trơ lại có da mỏng bọc lấy xương với gân, nhưng bộ não không mảy may hao sút.
Ông Macfacden (Bernarr Macfadden) phúc trình một vụ nhịn ăn 90 ngày và 9 người nhịn ăn 94 ngày để đình công phản đối ở Cork mà không hề có người nào có triệu chứng bị bệnh thiếu chất bổ cả.
Người ta chỉ chết đói khi nào mọi dự trữ trong cơ thể đều cùng kiệt vì chỉ sau lúc ấy mọi cơ quan cần thiết cho sinh mạng mới bị tổn thương mà thôi. Trong những trường hợp bị bệnh rồi nhịn ăn mà chết, thì ta có thể nói quả quyết rằng tình trạng của người bệnh ấy nếu có ăn những thức hết sức béo – bổ và uống thuốc chi đi nữa, người ấy vẫn chết mà còn chết sớm hơn nhiều.
(Hết phần Sự chết chóc trong lúc nhịn ăn)
- Mục lục
- Phần sau: Nhịn ăn không phải là chết đói
- Phần trước: Những lời bài bác về phép nhịn ăn
Tag trong bài viết:
Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).
Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!