Tuyệt thực đi về đâu – Sự cải thiện tinh thần và giác quan trong lúc nhịn ăn

Mọi năng lực tinh thần con người đều được cải thiện trong thời gian nhịn ăn. Khả năng suy luận phát triển, trí nhớ tăng thêm, sự chú ý và hội ý được kích thích, các yếu tố tinh thần như trực giác, cảm tình, tình thương, v.v… đều tăng gia.

Tác dụng tinh thần của sự nhịn ăn được người ta biết đến từ lâu và được các nhà nghiên cứu về phép nhịn ăn bàn luận rất nhiều. Trước đây có lần có một nhóm sinh viên Đại học đường Chicago nhịn ăn thử trong một tuần mà vẫn học hành và chơi thể thao như thường lệ, nhận thấy rằng sự tiến hộ trong sự học hành rất đáng chú ý. Thử đi, thử lại nhiều lần thấy kết quả đều tốt đẹp tỏ ra rằng đây không phải là trường hợp đặc biệt.

Mọi năng lực tinh thần con người đều được cải thiện trong thời gian nhịn ăn. Khả năng suy luận phát triển, trí nhớ tăng thêm, sự chú ý và hội ý được kích thích, các yếu tố tinh thần như trực giác, cảm tình, tình thương, v.v… đều tăng gia. Mọi đức tính về trí tuệ, tình cảm đều được cải thiện, sắc bén không lúc nào bằng. Những lượng máu và năng lực tinh thần đáng lẽ phải dùng trong việc tiêu hoá nay được sung dụng đến bộ não để suy tư.

Những người có thói quen nghiện thịt, rượu, cà phê, thuốc lá, á phiện, đường… sau khi nhịn ăn phải trải qua một giai đoạn suy nhược và chứng đau đầu, nhức mỏi, bần thần và nhiều chứng khác nhưng sau vài hôm khi cơ thể đủ thì giờ để gột rửa, bài tiết mọi độc tố thì trí tuệ phát triển dần dần sáng tỏ ra, giác quan trở nên linh mẫn.

Levanzin nói: “Trong thời kỳ nhịn ăn, sức mạnh về thể chất đã không mất mà năng lực tinh thần lại gia tăng một cách hết sức phi thường. Trí nhớ phát triển một cách lạ lùng, trí tưởng tượng đạt đến mức phong phú cực đa.”

Những sự cải thiện này phải nói rằng phần lớn là nhờ sự tẩy sạch các độc tố của não. Sự nhịn ăn còn tăng thêm khả năng kiểm soát, kiềm chế các dục vọng say mê.

Những trường hợp điên và bị bệnh thần kinh được chữa lành nhờ nhịn ăn làm người ta phải nghĩ rằng chứng bi quan phải do một căn bản sinh lý gây ra. Bác sĩ Shenton (Herbert M. Shelton) đã chữa lành không biết bao nhiêu trường hợp các bệnh thần kinh.

Carrington (Hereward Carrington) kể nhiều trường hợp về bệnh thần kinh được chữa lành bằng phép nhịn ăn, thuật lại tình trạng biến chuyển của một con bệnh như sau: “Người bệnh trở thành như điên cuồng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5. Một khi cơn biến bệnh đã qua rồi không có một dấu hiệu gì tỏ ra trạng thái ấy lại tái hiện: tâm trí trở nên vô cùng sáng suốt cho ta thấy rằng cơn biến của bệnh trên chỉ là tạm bợ mà lại có tính cách trị liệu vì có cuộc cách mạng đột ngột bên trong cơ thể nên đã làm kích động mạnh người bệnh như trên. Trong trường hợp này đôi khi hoạt động của gan có sự xáo trộn lớn, mật tiết quá nhiều gây nên sự rối loạn trong sự tuần hoàn nên người bệnh hầu như da xanh lục đến mấy ngày nhưng sau đó trở lại bình thường nếu cứ tiếp tục nhịn ăn.”

Trong thời gian nhịn ăn, các giác quan đều trở thành tinh nhuệ hơn. Mắt trở nên trong sáng, có nhiều người có thể bỏ kính mà vẫn thấy rõ, nhìn xa.

Xúc giác cũng nhạy hơn, vi tế hơn.

Vị giác sau một thời gian nhịn ăn trở nên tinh tế, sắc bén hơn.

Thính giác thường thường là kết quả rõ ràng hơn cả, có lẽ một phần do tình trạng thần kinh, một phần nhờ các bộ phận trong tai được tẩy sạch. Nói tất cả thì quá đáng nhưng có thể nói rằng rất nhiều người điếc hoặc hơi nặng tai nhờ nhịn ăn một thời gian mà thính giác được khôi phục lại.

Khứu giác trở nên rất sắc bén, nhạy cảm, mũi có thể đánh hơi thấy những mùi mà trước kia không thể ngửi thấy được.

Nhịn ăn tống khứ các chất thừa thãi và cặn bã ra khỏi cơ thể, tăng gia sinh khí cho thần kinh hệ nên đã cải tạo một cách hữu hiệu các giác quan đã suy yếu vì bệnh tật, tuổi tác, vì bệnh đầu độc bởi các thức ăn của kỹ nghệ văn minh, các thức ăn thiếu quân bình Âm-Dương phù hợp cho cơ thể con người.

(Hết phần Sự cải thiện tinh thần và giác quan trong lúc nhịn ăn)

Tag trong bài viết:

Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).

Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Gửi phản hồi