Các bệnh kinh niên thường gây ra do một cơ quan nào đó hoạt động bất điều, vì bị đầu độc, vì bạo lực, vì bị kích thích quá độ thì còn có phương thuốc nào thần diệu bằng phương pháp nhịn ăn là phương pháp của nghỉ ngơi, của tẩy độc, của bài tiết hữu hiệu hơn cả trong việc bồi bổ, hồi phục và cải tạo sinh lực con người.
Các điều mà người mắc bệnh kinh niên thường than thở là ăn không biết ngon, bụng đầy hơi. Có người lại thích ăn suốt ngày và cả ban đêm nữa, mà không biết no. Họ giống như những người say bị chứng thần kinh hỗn loạn dày vò nhưng lại bào chữa bằng lập luận rằng đấy là sự thèm ăn tự nhiên thì sự ăn uống phè phỡn là hợp lý.
Những luận cứ như vậy chẳng khác nào sự biện hộ cho sự thoả mãn thèm khát những người nghiền nha phiến, rượu, trà, cà phê, thuốc lá, v.v…
Các bệnh kinh niên thường gây ra do một cơ quan nào đó hoạt động bất điều, vì bị đầu độc, vì bạo lực, vì bị kích thích quá độ thì còn có phương thuốc nào thần diệu bằng phương pháp nhịn ăn là phương pháp của nghỉ ngơi, của tẩy độc, của bài tiết hữu hiệu hơn cả trong việc bồi bổ, hồi phục và cải tạo sinh lực con người.
Cách săn sóc cơ thể của nhiều người lúc lành cũng như lúc đau chẳng khác nào một bi kịch. Họ ăn suốt ngày không hở mồm rồi lại dùng các món kích thích để ép buộc các cơ quan mệt nhọc phải vùng dậy làm việc trong lúc kiệt quệ, mải miết trong các cuộc truy hoan để phung phí sức khỏe, tiêu hao sinh lực để đến lúc sinh mạng bị đe doạ, có tỉnh ngộ chăng thì đôi khi đã quá muộn lắm rồi.
Nhịn ăn là con đường đưa con người bệnh hoạn, đau khổ đến chỗ sức khoẻ, hạnh phúc.
Bác sĩ Shew nói: “Rất hiếm có một trường hợp nhức răng mà có thể kéo dài sau 24 giờ nhịn ăn tuyệt đối.”
Một y sĩ Nga, bác sĩ Von Seeland nói rằng: “Sau nhiều thí nghiệm, tôi đã đi đến kết luận rằng nhịn ăn chẳng những là một phương pháp trị liệu tối thương phẩm mà còn xứng đáng sự trọng vọng về phương diện giáo dục.”
Bác sĩ Adolph Mayer, một y sĩ xuất chúng người Đức, viết trong quyển sách “Trị bệnh trong phép nhịn ăn, trị bệnh của nhiệm mầu” như sau: “Tôi xác nhận rằng nhịn ăn là phương pháp thần hiệu nhất để chữa lành bất cứ bệnh tật gì”.
Bác sĩ Ed. Bertholet thuật trường hợp một cụ già 73 tuổi mắc chứng nhiếp hộ tuyến phình lớn (tuyến tiền liệt phình to). Từ lâu ông cứ mỗi ngày phải thông khoan 2 lần để đi tiểu, do đó sinh bệnh sưng bọng đái (bàng quang) trầm trọng và đái ra máu. Sau 6 tháng chữa trị, vị bác sĩ săn sóc thất vọng không muốn dùng thuốc men nữa đề nghị ra mổ xẻ. Ông cụ không thuận và đến nhờ bác sĩ Ed. Bertholet chữa theo phép nhịn ăn làm nhiều đợt ngắn hạn. Đợt đầu nhịn ăn 3 ngày liền có sự cải thiện rõ rệt, người bệnh không bị bí tiểu tiện nữa và không còn dùng ống thông nữa, nước tiểu ngày càng trong và không còn máu mủ nữa. Sau 5 đợt nhịn ăn đều đều, mỗi đợt 4 ngày, người bệnh hoàn toàn bình phục và có thể sống bình thường. Lúc chưa nhịn ăn ông cụ cân nặng 87 kg 400. Sau 5 đợt nhịn ăn sụt xuống 79 kg 400. Tim khỏi bệnh sung huyết (suy tim sung huyết hay suy tim), hoạt động điều hoà và thoải mái, từ đó sức khỏe trở lại, ông cụ đi bộ rất xa mà không thấy mệt; đến mùa rét, ông cụ chịu lạnh một cách dễ dàng và không hề đau đớn gì cả. Đúng một năm sau, thấy đi tiểu hơi khó khăn, ông cụ liền nhịn ăn 8 ngày liền, tiếp sau đó là 2 đợt, mỗi đợt 4 ngày. Từ đó ông cụ dứt bệnh hoàn toàn và cảm thấy hoạt động hăng hái hơn bao giờ cả.
Một người đàn ông 40 tuổi, sức khoẻ kiệt quệ không làm lụng gì được hơn 1 năm: hơi rán sức một tý hay đi mươi bước là tim đập liên hồi và ngực đau nhói. Tiêm, uống đủ thứ thuốc, áp dụng nhiều lối chữa khác nhau nhưng chẳng đem lại kết quả nào, y sĩ đành bó tay tuyệt vọng. Thế mà sau 28 ngày nhịn, người bệnh thấy sinh lực phục hồi, có thể làm vài cử động thể dục mà không mệt nhọc và sau 2 tháng tĩnh dưỡng, con người mà y khoa kết án mắc bệnh nan y đã lành mạnh hoàn toàn để sống một cuộc đời tươi sáng hoạt động.
Một người đàn bà suy nhược đến cùng cực, trong khoảng 10 năm trời mà 2 lần bị mổ bụng vì bệnh lao ruột nên sự tiêu hoá rất khó khăn và đến bữa ăn là đau không chịu nổi. Sự suy nhược đến nỗi chỉ cần đi trăm bước trên đường phẳng cũng đủ gây một cơn mệt lử đến mấy giờ. Người ta tìm đủ mọi cách để trị chứng gầy còm đến rùng rợn kia vì đây quả thật là bộ xương lưu động với 1,80 m bề cao mà chỉ nặng 42 kg 600. Không một lối trị liệu hoá học nào tỏ ra hữu hiệu. Cho ăn nhiều, ăn bổ bằng mọi cách cũng chẳng đem lại kết quả nào, đã vậy người bệnh càng thêm liệt nhược và đến cuối cùng thì người bệnh chẳng buồn ăn nữa. Cuối cùng thì bà ta cầu cứu đến phép nhịn ăn: sau 3 đợt nhịn ăn 3-4 ngày rồi 5 ngày mỗi đợt cách nhau độ nửa tháng tình trạng sức khỏe cải tiến tốt đẹp trông thấy và người bệnh có thể hàng ngày đi dạo chơi chút ít mà không thấy mệt và sau một thời gian thì bà ta có thể làm lụng vặt vãnh trong vườn. Sau 4 tháng, người bệnh cân nặng 48kg và bà ta bảo rằng từ lâu bà ta chưa có khi nào cảm thấy khoẻ mạnh và vui sống như vầy.
Các chứng đi tả, nhiều đờm vì ho kinh niên, thũng nước, các chứng nước trong màng phổi (tràn dịch màng phổi), màng tim, màng bụng hay nước trong não, bất cứ các chứng chảy mủ xuất phát từ sự thành mủ kinh niên, bệnh nhiều nước tiểu và nhiều bệnh khác do sự mất quân bình Âm Dương trong người đều được cải thiện nhờ phép nhịn ăn và ít uống.
Một hình thức viêm nước như viêm mũi, mụn mọc trong mũi khiến hơi thở thối, sưng cuống phổi, ruột già viêm, dạ con viêm, bọng đái viêm, sổ mũi nước, suyễn và những hình thức viêm nước khác đều được chữa lành sau một kỳ nhịn ăn.
Khi lượng nước thừa trong người Âm tính được thanh toán và sau đó biết sửa chữa cách ăn uống lại cho đúng quân bình Âm Dương, tinh thần quân bình với thể chất, thế là bệnh tật không bao giờ đến với bạn.
Mỗi khi bạn bị chứng viêm nước với máu cam (mũi) đổ ra hay bị bệnh lao mà thổ huyết hoặc lao ruột mà đi tả, v.v… bạn hãy ngưng việc uống nước và nhịn ăn thử trong vòng 24 giờ sự xuất huyết chắc chắn sẽ cầm ngay. Sau đó ăn theo cách số 7, 6 hay 5 thì thế nào bạn cũng lành bệnh.
Một cuộc nhịn ăn dài hạn được chính thức kiểm soát mà Ulrich Von Hutten thực hành đã chữa lành bệnh giang mai. Câu chuyện này hẳn mọi sinh viên y khoa đều biết rõ. Sau vụ thí nghiệm tiếng tăm này, nhiều người khác đã áp dụng và thu hoạch kết quả rất mỹ mãn. Giá trị của phép nhịn ăn trong bệnh giang mai không thể chối cãi được. Không có thứ thuốc nào hiệu nghiệm bằng nhất là lúc bệnh đang ở trong thời kỳ thứ nhất và thứ nhì.
Bác sĩ Luys và Klotz đã chữa bệnh lậu bằng phép nhịn ăn, kết quả thật nhanh chóng và bệnh không thấy tái đi tái lại.
Nhớ lần có một người bị bệnh nhức đầu kinh niên đến nhờ ông Shelton (Herbert M. Shelton) chữa bằng phép nhịn ăn. Ông ta đã khám nhiều bác sĩ và mọi người đều xác nhận rằng trong não ông ta có một cái nhọt cần phải mổ mới lành được. Đã mấy tháng trời ngày đêm đầu đau như búa bổ mà các bác sĩ không cách gì làm lắng dịu được dù là tạm thời trong chốc lát. Thế mà lạ thay sau 24 giờ nhịn ăn, cơn nhức đầu đã tiêu tan như một phép mầu.
Nhiều y sĩ đã chữa lành được bệnh đái đường bằng phép nhịn ăn.
Nhờ phép nhịn ăn mắt được tinh anh sáng suốt hơn, có nhiều trường hợp mù được sáng trở lại là khác.
Tai cũng nghe rõ hơn, đã có nhiều trường hợp người bị bệnh điếc phục hồi thính giác nghe lại hoàn toàn. Có người mù đã lâu sau khi nhịn ăn mắt trông thấy trở lại sáng suốt.
Bác sĩ Guepla nhờ phương pháp nhịn ăn đã chữa lành nhiều bệnh về mắt trầm trọng như sưng giác mạc và mống mắt, xuất huyết trong mắt, thanh quản nhãn, võng mạc viêm, tê liệt các bắp thịt của mắt, thuỷ tinh thể của mắt bị mờ đục.
Có người điếc đã 25 năm, sau khi nhịn đói 30 ngày để chữa một bệnh khác tình cờ nhờ đó mà nghe lại được như thường. Những trường hợp này có lẽ nhờ sự cải tạo và các thần kinh thính giác và thị giác trong lúc nhịn ăn.
Nhịn ăn hình như đặc biệt có công hiệu với các bệnh thuộc về phổi nên kết quả tương đối nhanh chóng hơn đối với các tạng phủ khác, hơn thế nữa hình như những người mắc bệnh phổi thường nhịn đói dễ dàng hơn những người mắc các bệnh khác.
Trong trường hợp bệnh lao người ta thường áp dụng những kỳ nhịn ăn ngắn hạn.
Nhịn ăn trong những trường hợp đau tim là một phương pháp chắc chắn để cho tim được nghỉ ngơi và hồi phục sức mạnh.
Theo bác sĩ Riedlin, khả năng trị liệu của phép nhịn ăn bao quát tất cả mọi chứng kinh niên, nhất là nó chữa lành tất cả mọi bệnh tật gây ra do các cặn bã của sự đốt cháy các thức ăn chưa trọn vẹn còn sót lại. Ông đã chữa lành một cách chắc chắn và nhanh chóng những bệnh phong thấp, bệnh thống phong, bệnh đau thần kinh hông, bệnh viêm nước vị trường, bệnh gan sung huyết, bệnh trĩ, các bệnh sần đỏ ngoài da, mà còn cả các bệnh về phụ khoa, các bệnh về sinh dục, các chứng thận sưng kinh niên, các bệnh thần kinh, các bệnh về tai, về mắt… Tóc rụng, mồ hôi thối tha ở chân, các bệnh tĩnh mạch trương đều chữa lành với phép nhịn ăn.
Vì vậy người ta có thể gọi một cách hợp lý: Nhịn ăn là sự giải phẫu không cần đến dao mổ.
Ăn thực phẩm vào là đặt một gánh nặng trên quả tim; bội thực là tăng gia một cách vô ích cái gánh nặng ấy. Lắm người đau tim đã chết gục sau một bữa ăn thịnh soạn hoặc ngay giữa bàn tiệc đầy cao lương mỹ vị. Các chứng cấp phát về tim từ sự tim đập dồn dập đến sự hồi hộp và cuối cùng là bệnh nhói tim trầm trọng, đa số đều dai dẳng do gây ra bởi sự ăn uống quá độ, sự lên men, sự căng dãn dạ dày và sự không tiêu hoá kịp.
Nhịn ăn chữa được bệnh về thần kinh và trí não, giúp người ta thêm trí nhớ, thêm sức chú ý, thêm sự minh mẫn trong ý tứ suy luận cũng như tư tưởng.
Nhịn ăn còn là một phép trị liệu thượng phẩm để chữa lành các tình trạng cơ thể bị đầu độc bởi các thứ nghiện độc như rượu, trà, cà phê, ca cao, thuốc lá, nha phiến, cocaine, v.v… Nhịn ăn giúp cho cơ thể cơ hội điều hoà các cơ năng và thúc đẩy sự bài tiết nhanh chóng các độc tố còn lại trong người. Dù sao người nghiện độc cũng có mất phần nào sự ăn biết ngon, nhưng nhờ nhịn ăn, bộ tiêu hoá phục hồi sinh lực. Đặc biệt là trí não trở nên minh mẫn hơn, cường tráng hơn và người bệnh nhờ đó có một sức mạnh đạo đức và đầy đủ ý chí để đánh bại tật xấu của mình.
Điều đáng chú ý là nếu người nào bị nghiện độc sau khi nhịn ăn mà chịu ăn chay đạm bạc thì không còn sa vào sự nghiện ngập của mình. Tự nhiên họ cảm thấy sự ghê tởm, chán ghét tật xấu trước kia của mình, chán ghét về phương diện vật chất mà cũng về tinh thần.
Các chất ma tuý, các chất kích thích thời thường gây sự hưng phấn khoái lạc nhưng luôn luôn sau đó là sự bứt rứt, uể oải, chán nản do sự phá hoại các tế bào thần kinh, sự uể oải là nguồn gốc của mọi thứ nghiện ngập mà người ta dùng chất kích thích để hưng phấn. Để muốn lắng dịu sự khắc khoải đau khổ kia, người ta lại dùng chất kích thích đó để trấn an xoa dịu sự dày vò khó chịu phát sinh do sự kiệt quệ và tổn hại mà các chất độc gây cho thần kinh hệ và cơ thể.
Muốn tránh sự trở lại nghiện ngập trước kia, điều quan hệ là sau khi nhịn ăn ta nên tránh những thức ăn uống kích thích gây sự tổn hại cho thần kinh hệ mà nên ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương để đem lại sức khoẻ cho cơ thể và lành mạnh cho tinh thần.
Nhịn ăn chữa được bệnh ư? Nhịn ăn làm những gì? Nhịn ăn không làm gì cả. Nhịn ăn đem lại sức khoẻ cho con người không phải vì nó có công năng chữa bệnh mà thực ra vì nó không làm gì cả, do sự vô vi đó mà nó cho cơ thể một cơ hội nghỉ ngơi, để thanh lọc, gột rửa châu thân cho trong sạch rồi sau đó sinh lực tự phục hồi lấy.
(Hết phần Phép nhịn ăn trong các bệnh kinh niên và các chứng nghiện chất độc)
- Mục lục
- Phần sau: Nhịn ăn đối với khí chất và tình trạng sức khoẻ của mỗi người
- Phần trước: Nhịn ăn trong các bệnh cấp tính
Tag trong bài viết:
Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).
Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!