Trong lúc nhịn ăn, các sự nội tiết của cơ thể đều ngừng nghỉ hoặc giảm đến mức tối thiểu tỷ lệ với nhu cầu tối thiểu.
Nước bọt tiết rất ít dù có uống nước bình thường khi nào khát. Nước bọt thường thì có tính chất kiềm nhưng lúc nhịn ăn lại trung hoà hoặc hơi chua, nhưng lại trở thành kiềm lúc thèm ăn trở lại hoặc sau lúc ăn uống lại. Cũng có khi nước bọt trở nên hôi hám làm ta có cảm giác buồn nôn, cũng có khi nước bọt đặc kẹo lại.
Vị dịch (dịch vị): Vị dịch vẫn xuất tiết trong thời gian nhịn ăn nhưng với một lượng rất ít và chỉ hơi chua. Trong những trường hợp đa vị toan thì chứng đau dạ dày vẫn tiếp tục, đôi khi còn thấy đau hơn trước trong 3-4 ngày, nhưng sau đó lại giảm dần và cuối cùng thì mất hẳn. Không có phương thuốc nào chữa lành bệnh nhiều axit trong dạ dày linh nghiệm và mau chóng bằng phép nhịn ăn.
Mật: Mật thường tiết nhiều hơn trong những ngày đầu mới nhịn. Cơ thể nếu nhiều cặn bã, độc tố thì mật tiết càng nhiều đôi khi làm người bệnh phát nôn, mửa ra rất thối tha nhưng sau đó sức khoẻ lại được cải thiện tốt đẹp và sau đó mật không còn xuất tiết nhiều nữa. Số lượng và tính chất của mật xuất tiết hình như tuỳ thuộc vào tình trạng thụ độc và phản ứng của cơ thể.
Theo sự nhận xét của bác sĩ Shelton (Herbert M. Shelton) trên hàng ngàn trường hợp nhịn ăn do ông săn sóc thì lượng mật xuất tiết càng nhiều và xảy ra càng sớm sau khi nhịn ăn thì người bệnh càng mau bình phục. Thứ mật này thường có mùi khó chịu, ta có thể xem như một sự bài tiết của gan.
Tỳ tạng và ruột: Các dịch của tỳ tạng và ruột tiết ra rất ít và có lẽ là không có diếu tố (chất đạm hay protein).
Sữa: Người đàn bà đẻ nhịn ăn thì cạn sữa nên chỉ áp dụng phép nhịn ăn trong trường hợp tối khẩn thiết. Tốt hơn hết là ăn uống theo phương pháp OHSAWA vừa trị được bệnh, vừa tốt sữa cho con bú.
Mồ hôi: Mồ hôi người nhịn ăn thì hôi hám, có khi rất nhiều trong trường hợp rất hiếm.
Chất nhớt, dãi: Trong thời gian nhịn ăn, nhiều người bệnh khạc nhổ ra rất nhiều đàm nhớt đặc sệt và rất nhẽo màu vàng, xanh như mủ hoặc đôi khi xám. Nước mũi ban đầu chảy ra nhiều nhưng sau đó bớt lại dần dần.
Trong các chứng sưng cuống phổi kinh niên, suyễn… chứng viêm nước, ho, khạc nhổ bớt dần.
Trong trường hợp những chứng ruột già viêm màng mủ chỉ trong một thời gian các chất nhớt mủ được tẩy sạch và bệnh khỏi.
Các toan-chất phân tiết của âm hộ, các loại bạch đới, khí hư,.v.v… đều được ngừng lại và sự phân tiết được bình thường trong lúc nhịn ăn. Các mùi hôi thối từ cửa mình hoặc trong tử cung do bệnh tật gây nên cũng không còn nữa.
Nước tiểu: Trong những ngày đầu nhịn ăn, nước tiểu luôn luôn nâu sẫm, mật độ cao, chứa nhiều urê, phốt phát, sắc tố gan, mùi khai và hăng nhưng sau đó trong dần và ít hôi.
Sự tăng gia các chất độc trong nước tiểu là do khả năng bài tiết được cải thiện cường kiện hơn chứ không phải là vì nhịn ăn mà chất độc trong người thêm ra như lắm người lầm tưởng.
(Hết phần Nội tiết và bài tiết)
- Mục lục
- Phần sau: Hoạt động của ruột
- Phần trước: Sự thay đổi những cơ năng căn bản của cơ thể trong thời kỳ nhịn ăn
Tag trong bài viết:
Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).
Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!