Tuyệt thực đi về đâu – Nhịn ăn trong các bệnh cấp tính

Người ta thường lầm lạc mà so sánh cơ thể con người cũng giống như cái máy, hễ hết nhiên liệu thì máy ngừng nên cứ nghĩ rằng bất kể lành hay đau, con người ta phải luôn luôn ăn uống mới sống được. Nhịn ăn trong những bệnh cấp tính không phải là sự thử thách mà ăn vào mới chính là sự thử thách với hiểm nguy.

Những người khôn ngoan khi có sự bất an trong người thì nằm nghỉ ngơi và nhịn ăn để cho cơ thể tự hồi phục lại. Một trong những dấu hiệu của bệnh tật là sự biếng ăn dẫn đầu cho sự khởi phát các triệu chứng khác. Nếu bệnh phát sinh thình lình trong lúc dạ dày đang chứa đầy thực phẩm thì các thức ăn này thường được giải toả bằng động tác mửa.

Như vậy là theo bản năng sinh tồn, trong bệnh cấp tính cơ thể chỉ cần nước mà thôi, còn trong các bệnh kinh niên thì nên ăn ít lại. Nếu làm theo những bản năng thiên nhiên có lẽ người ta đã tránh được nhiều sự đau đớn, bệnh hoạn và nhiều người tránh được những sự chết non.

Những lý thuyết phù phiếm thường mệnh danh là khoa học đã gây bao nhiêu tai họa khốc liệt mà người ta không bao giờ ngờ tới.

Khi con vật đau ốm hay bị trọng thương thì không bao giờ chúng chịu ăn.

Một sự kích ngất, một vết thương nặng, một cơn sốt, một sự đau đớn, một viêm chứng, một sự thụ độc làm ngưng hay giảm sự hoạt động của bộ tiêu hoá và làm giảm những hoạt động dinh dưỡng của toàn cơ thể.

Con người ta cũng vậy, nhưng con người lại làm ngược lại bản năng vì họ cứ nghĩ rằng không ăn thì chết, đâu có biết rằng trong lúc ốm đau, cơ thể thiếu khả năng tiêu hoá, các cặn bã đồ ăn không tiêu hoá hay tiêu hoá không trọn vẹn sẽ làm nguy hại cho người mắc bệnh cấp tính không ít.

Trong căn bệnh sốt, dịch vị xuất tiết rất ít hoặc không xuất tiết là khác. Vì vậy điều quan trọng nên nhớ kỹ là đừng cho ăn trong lúc sốt. Nên để dành năng lực dùng vào việc tiêu hoá, hấp thụ, đồng hoá thường ngày để dùng vào trong quá trình phục hồi sức khoẻ.

Thử hỏi ta được lợi lộc gì mà ăn trong lúc không tiêu hoá được thức ăn?

Bác sĩ Emmett Densmore khuyên người ta nên làm như sau khi thấy khó chịu trong người: “Không nên ăn gì cả trong 48 giờ và sau đó tiếp tục nhịn ăn cho đến khi nào người bệnh thấy đói. Trong những trường hợp có chứng viêm hay sốt thì phải nhịn ăn một hoặc nhiều ngày cho đến khi nào mọi triệu chứng về sốt đều tiêu tan và thấy thèm ăn trở lại.”

Trong mọi bệnh cấp tính toàn cơ thể đều tập trung vào trong việc bài tiết các độc tố chứ không phải chú trọng vào việc hấp thụ các thức ăn. Biếng ăn, hơi hôi, lưỡi bợn, buồn nôn, oẹ mửa, bài tiết các chất tanh hôi, các chất nhầy nhớt, bón xen với đi tả, v.v… mọi trạng thái ấy chứng tỏ rằng các cơ quan đều chú trọng vào việc bài tiết chứ không phải vào việc tiêu hoá.

Lấy lương tri mà xét, ai cũng thấy rằng nếu ăn vào mà không tiêu thì tất nhiên là đồ ăn ấy không nuôi cơ thể được mà còn hư thối ra trong ống tiêu hoá tạo thành chất đầu độc người bệnh làm cho căn bệnh càng thêm trầm trọng và làm nhọc công bài tiết cho cơ thể.

Cơ thể vốn có khả năng miễn dịch và trong giới hạn nào đó làm cho vô hại những chất hư thối tan ra trong chất tiêu hoá, nhưng nếu ăn uống không phải phép, trái quân bình Âm Dương thì sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm đi, sự tiêu hoá bị xáo trộn, các độc tố vượt trên khả năng hoá giải của sức miễn dịch rồi các sự khó chịu khởi sinh. Cơ thể tất nhiên phải kháng cự lại các độc tố và sự kháng cự đó chúng ta gọi là bệnh tật.

Chất độc một khi phát sinh quá nhiều trong ống tiêu hoá do sự thối rữa thì dạ dày và ruột chẳng những không hấp thụ vào máu mà còn xuất tiết ra một lượng lớn chất nước (huyết thanh của máu) để làm loãng và trung hoà những chất bị hư thối để đem đi.

Sự oẹ mửađi tả bổ túc công việc rửa ráy cho sạch sẽ toàn thể ống tiêu hoá và tống thải các chất độc ra ngoài.

Buồn nôn và oẹ mửa là triệu chứng thông thường trong những bệnh cấp tính dưới tất cả mọi hình thức của nó. Nếu ăn vào thì thức ăn cũng bị mửa ra; nếu không mửa ra thì thức ăn cũng bị tống khứ bằng cách đi tả. Thực phẩm ăn vào trong những trường hợp như vậy chỉ làm tăng nhiệt độ, thêm sự đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Sự bồn chồn và những sự khó chịu thường nhận thấy nơi những người lên cơn sốt trong mọi trường hợp đều do thức ăn và thuốc men. Người bệnh nhịn ăn tương đối cảm thấy dễ chịu và thoải mái, sự bình phục nhanh chóng và mỹ mãn hơn.

Bác sĩ Jennings nói: “Đừng làm trầm trọng sự đau đớn của người bệnh bằng cách ép buộc họ ăn mà bất chấp đến sự phản đối của dạ dạy của họ.”

Chúng ta hãy xem những gì xảy ra khi chúng ta cho những người bệnh cấp tính ăn. Điều thứ nhất mà bệnh nhân cũng như y sĩ đều để ý là sự kích phát các triệu chứng: sốt tăng lên, mạch tăng lên, sự đau đớn và những triệu chứng khác đều trở nên mãnh liệt, người bệnh trở nên dễ kích thích.

Tất cả mọi hình thức của bệnh cấp tính đều được chặn đứng và trở nên dễ chịu nhờ phép nhịn ăn, sốt hạ nhanh chóng và các chứng viêm cũng đều lắng dịu rất mau.

Sự ngưng nghỉ toàn thể hoạt động của cơ quan tiêu hoá là phương sách bù trừ với mục đích bảo tồn năng lực để dành vào hoạt động chống đối bởi bệnh tật bài tiết các độc tố.

Trong chứng cảm sổ mũi và khả năng tiêu hoá còn tồn tại chứ trong bệnh sưng phổi thì khả năng này tuyệt nhiên không còn nữa.

Như vậy có nghĩa là bệnh càng nặng càng không nên ăn.

Ở nơi nào có bệnh truyền nhiễm nếu dân cư ở đây nhịn ăn đôi ba ngày và sau đó ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương là chắc chắn không bao giờ bị lây bệnh. Nếu người ta biết nhịn ăn khi mới thấy những triệu chứng đầu tiên thì nhất định ít khi có những bệnh cấp tính lại có thể biến trở thành trầm trọng.

Nếu chịu nhịn ăn thì không bao giờ bị bệnh thương hàn vì mọi cơn sốt đều biến mất sau năm ba ngày cho ống tiêu hoá nghỉ ngơi và không bao giờ có sự chết chóc hoặc có sự kéo dài trong những trường hợp bệnh ho gà chỉ là một loại ho của dạ dày gây ra do chứng viêm nhiệt của cơ quan này.

Bác sĩ Charles E. Page nói: “Trong 40 năm thực nghiệm chữa bệnh bằng phép nhịn ăn của tôi, tôi chưa từng thấy một trường hợp nào sốt mà chuyển qua thương hàn, còn bệnh thương hàn thì không bao giờ kéo dài quá đôi ba ngày và gây ra sự chết chóc.”

Người ta thường lầm lạc mà so sánh cơ thể con người cũng giống như cái máy, hễ hết nhiên liệu thì máy ngừng nên cứ nghĩ rằng bất kể lành hay đau, con người ta phải luôn luôn ăn uống mới sống được.

Thật ra con người phải biết tuân theo sự minh mẫn của bản năng, khi đáng ăn mới ăn, khi cần nhịn thì phải nhịn. Ăn hay nhịn lắm khi là đôi đường của sống, chết.

Có những đau đớn tưởng rằng không chịu nổi nếu không dùng thuốc chỉ thống (thuốc giảm đau), an thần, thật ra được lắng dịu rất nhanh chóng nếu người ta nhịn ăn trong một thời gian không lâu hoặc vài hôm là người bệnh thấy dễ chịu ngay.

Có nhiều chứng phong thấp khớp xương đau nhức không tả được đã lắng dịu và người bệnh cảm thấy khoan khoái trong 3-4 hôm nhịn ăn.

Trong những giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư lúc mà người ta không còn có thể làm gì được hơn là chích nha phiến cho người bệnh, nhưng sự đau đớn gây ra do nha phiến cũng chẳng kém gì do bệnh ung thư, thì nhịn ăn trong trường hợp này hồi phục sự khoan khoái cho người bệnh và giúp cho người bệnh chết trong sự minh mẫn và an lạc.

Đôi khi trong một bệnh có nhiều tuyệt vọng người y sĩ bảo thân nhân bệnh nhân rằng: “Người bệnh muốn ăn thứ gì thì cứ cho ăn, bệnh này thì chỉ còn nước lo lui”. Đây là sự tàn nhẫn đáng thẹn, đẩy người bệnh vào cửa tử thần, trong khi đó nhiều trường hợp mà đáng lẽ nhờ phép nhịn ăn mà người ta có thể bình phục được.

Tại sao làm cho kẻ hấp hối phải đau đớn hơn nữa? Tại sao làm tăng gia sự đau khổ của họ mà chi?

Trong lúc cơn đau người mẹ thường dỗ dành: “Con gắng ăn cho hết bát cháo cho mau mạnh kẻo mẹ buồn.” Vợ cũng thường bảo chồng như vậy, anh khuyên em cũng thế mà cô nữ y tá xinh xinh dỗ ngọt người bệnh uống thêm hộp sữa, húp thêm chén súp thịt cũng vô tình có biết đâu rằng các thức ăn kia đâu có được tiêu hoá mà sẽ thối rữa ra trong ống tiêu hoá của người bệnh.

Nơi một người đau, mọi sinh lực đều hướng về nơi sự cố gắng bình phục sức khoẻ nên chẳng còn có thể hoặc tiêu hoá hoặc đồng hoá thức ăn để biến thành máu huyết nuôi cơ thể.

Người nào mắc bệnh thương hàn sẽ cảm thấy dễ chịu sau 3-4 hôm nhịn đói nếu biết áp dụng phương pháp này lúc bệnh mới phát sinh và vào thời kỳ lại sức sau đó 1 tuần hay mười ngày. Bệnh lành dễ dàng đến nỗi thân quyến, bạn bè không cho đó là bệnh thương hàn nữa.

Nhịn ăn trong những bệnh cấp tính không phải là sự thử thách mà ăn vào mới chính là sự thử thách với hiểm nguy.

Trong bệnh sưng phổi cũng vậy, nếu áp dụng ngay từ lúc sơ khởi thì trường hợp đó không bao giờ trở thành trầm trọng, nước ứ sưng trong phổi cũng không có nhiều và sự lành bệnh sẽ mau chóng. Những trường hợp tử vong hết sức hiếm.

Y khoa cũng phải công nhận giá trị lớn lao của phép nhịn ăn trong mọi trường hợp sưng ruột thừa và khuyên người bệnh nên áp dụng nếu họ không chịu mổ hoặc vì một lý do nào đó không thuận tiện cho sự giải phẫu. Trên thực tế sự đau đớn ngưng chỉ sau chừng 3 hôm nhịn ăn.

Đối với bệnh phong thấp, sự nhịn ăn cũng đem lại những kết quả rất mỹ mãn đến nỗi bác sĩ Wood đã thốt ra rằng: “Qua các kết quả nhanh chóng và tốt đẹp chắc chắn như vậy của phép nhịn ăn đã làm cho tôi tin rằng nói cho cùng phong thấp chỉ là một định kỳ của chứng khó tiêu”.

Phần nhiều các chứng ho có thể chữa khỏi bằng cách nhịn ăn từ 24 giờ đến 72 giờ và sau đó thay đổi các thức ăn cho đúng quân bình thì chứng ho không còn trở lại nữa.

Tả, lị, oẹ, mửa, mất ngủ, phì mập đều là triệu chứng của bệnh khó tiêu có thể chữa dễ dàng bằng phép nhịn ăn.

Các bạn hãy tưởng tượng và sẽ nghĩ thế nào khi thấy người ta cố ép cho ăn một người đi tả 20 đến 30 lần trong 24 giờ hoặc một người chốc chốc lại mửa. Nếu áp dụng phương pháp nhịn ăn các bạn khỏi bận tâm và tốn kém gì về thuốc men hết cả.

Cứ để ý trong các bệnh cấp tính, bệnh nhân càng ăn cơ thể càng suy nhược đủ thấy rằng không có sự hấp thụ, sự thu dụng các thức ăn trong một bệnh cấp tính. Thức ăn không thể tiêu hoá thì làm sao mà hấp thụ được; không hấp thụ được thì lấy đâu mà đồng hoá thì thử hỏi có gì là bổ béo, ích lợi cho châu thân (thân thể) người bệnh mà ăn vào cho thêm khổ.

Ta đừng cho rằng sự suy nhược trong bệnh cấp tính là do nhịn ăn mà ra, trên thực tế người bệnh nhịn ăn bao giờ cũng khoẻ mạnh hơn người bệnh được ăn uống vì người bệnh càng suy nhược thì sự cần thiết về nghỉ ngơi càng nhiều.

(Hết phần Nhịn ăn trong các bệnh cấp tính)

Tag trong bài viết:

Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).

Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Gửi phản hồi