“Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng cách nhịn ăn. Đây là một phương pháp thiên nhiên lợi lạc trong mọi bệnh tật, giúp sự tuần hoàn, cải thiện sự tiêu hoá, tăng cường sự bài tiết, phục hồi sinh lực, hưng vượng sinh khí chẳng gì so bì kịp. Nhịn ăn cần thiết cho bệnh kinh niên cung như bệnh cấp tính”.
Nếu ta có quan niệm Âm Dương tuy đối lập nhưng bổ túc tương trợ cho nhau thì bệnh tật chính là một quá trình cải tạo cho sức khoẻ, là một tiếng còi báo động cho ta biết sự sai lầm trong cách ăn uống hàng ngày, là một phản ứng do bản năng của cơ thể để bảo vệ sức khỏe của mình. Ví dụ nôn mửa là một căn bệnh hay là một cách đào thải một thức ăn không thích hợp ra khỏi dạ dày. Ho là một bệnh hay là một – hành động cần thiết để tẩy khử các chất có hại ra khỏi đường hô hấp? Đi tả là một bệnh hay là một quá trình khai trừ những chất độc hại ra khỏi bộ máy tiêu hoá? Các chứng viêm là một căn bệnh hay là một quá trình cải tạo, phòng thủ để nối xương, liền thịt, đóng sẹo hoặc đẩy các vật lạ ra ngoài. Sốt là những căn bệnh hay là những hoạt động để chữa bệnh của cơ thể? Như vậy bệnh có phải là kẻ thù của ta chăng? Bệnh là gì? Bệnh phải chăng là một sự quật khởi của cơ thể để đem lại sự quân bình cho cơ thể là một tín hiệu của người bệnh kịp thời sửa chữa lại sự ăn uống bừa bãi của mình. Phép nhịn ăn không thừa nhận sự hiện hữu của hàng trăm hàng nghìn bệnh mà chủ trương mọi trạng thái gọi là “bệnh” như những sự biểu lộ khác nhau một tình trạng duy nhất: sự thiếu quân bình Âm Dương trong cơ thể gây ra do ăn uống sai lầm.
Nhịn ăn trước hết là sự nghỉ ngơi cho cơ thể mà không có một loại bệnh tật nào mà sự nghỉ ngơi lại không đem lợi ích. Sự nghỉ ngơi là một dịp tốt để các cơ quan kiến tạo lại những cơ cấu hư hại phục hồi sinh khí. Nhịn ăn giúp cho cơ thể bài tiết các độc tố sinh tụ trong máu huyết, ứ đọng trong các mô. Nhịn ăn làm trẻ trung các tế bào, các thớ thịt hơn bất cứ một phương pháp nào. Nhịn ăn làm tiêu số mỡ thừa cũng như các mụn nhọt, ung sẩy trên cơ thể bằng cách tự phân hoá để nuôi dưỡng các mô cần thiết cho sinh mạng. Sau thời kỳ nhịn ăn cơ thể đồng hoá hữu hiệu hơn các thức ăn bổ dưỡng nên thường sau đó được lên cân hơn trước kia nơi những người gầy gò.
Sau thời kỳ nhịn ăn nếu biết ăn uống đúng quân bình Âm Dương thì có thể sẽ được mãi mãi sức khoẻ. Bệnh là bạn chứ không phải là thù, có thù chăng là quan niệm lầm lạc của ta về phép ăn uống không hợp với quân bình Âm Dương. Kẻ thù của ta chính là kiến giải lầm lạc của ta chứ không phải là bệnh, là vi trùng… Trong lúc nhịn ăn, cơ thể tiết kiệm sinh lực cần thiết dùng trong việc tiêu hoá, dùng vào việc khác như hàn gắn các vết thương, cải tạo các cơ cấu hư hỏng, chống lại các vi trùng, v.v… Sinh lực không thể trong cùng một lúc phung phí trong nhiều lĩnh vực: cơ quan này hoạt động quá nhiều bắt buộc các cơ quan khác kém phần hoạt động. Sinh lực để dành ở một hoạt động này sẵn sàng được đem sử dụng thần hiệu cho một hướng hoạt động khác là một luật tương quan của các tạng phủ trong người.
Bác sĩ Waklter nói rằng: “Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng cách nhịn ăn. Đây là một phương pháp thiên nhiên lợi lạc trong mọi bệnh tật, giúp sự tuần hoàn, cải thiện sự tiêu hoá, tăng cường sự bài tiết, phục hồi sinh lực, hưng vượng sinh khí chẳng gì so bì kịp. Nhịn ăn cần thiết cho bệnh kinh niên cung như bệnh cấp tính”.
Theo triết lý Đông phương thì nhịn ăn là phương pháp chữa bệnh theo tự nhiên, theo Đạo, theo nguyên tắc vô vi: “Bất tranh nhi thiện thắng”. Trong lúc nhịn ăn tuy không dùng thuốc men gì để đối trị bệnh tật nhưng chính nhờ chỗ con người thật sự không nhúng tay vào mà Đạo tự hành, Âm Dương tự điều chỉnh lấy. “Đạo trời ư? Khác nào cây cung dương lên: chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên. Có dư thì bớt đi, hụt thì bù vào.” (Đạo Đức Kinh – chương 77). Người không làm thì Đạo làm nên tuy là “Không làm mà không có gì là không làm”. Đó là nguyên lý của phép nhịn ăn.
Theo nghĩa đó, Giáo sư OHSAWA dạy rằng: “Ta không nên chữa một bệnh gì cả bởi vì tự nó sẽ tự điều chỉnh lấy. Bệnh tật có lý do tồn tại của nó”.
Để kết thúc chương cuối, ta nhắc lại thêm một lần nữa lời đối thoại vắn tắt của Đại Mục Kiền Liên và vị Thiên y Kỳ Bà trên cung Trời Đao Lợi:
“- Tôi có người đệ tử lâm bệnh nên chữa theo cách nào?
Kì Bà đáp:
– Nên nhịn ăn là tốt hơn hết… “
(Hết phần Kết luận)
- Mục lục
- Phần sau: Ăn uống theo nguyên lý Âm – Dương của giáo sư OHSAWA
- Phần trước: Mười điều tâm niệm của người nhịn ăn
Tag trong bài viết:
Xin lưu ý: Một số thuật ngữ trong sách này, nhất là danh từ, có thể ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng ngày nay. Chúng tôi chú thích bằng thuật ngữ tương đương trong dấu ngoặc đơn và in nghiêng. Ví dụ: trụ sinh (kháng sinh).
Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!
Cám ơn Trang Web đã đăng những bài viết và những cuốn sách thật quý giá và bổ ích. Nguyện cho nhiều người hơn nữa được tiếp cận và thực hành theo pháp Nhìn Ăn Chữa Lành này.
Trân trọng
Ts. Trịnh Thắng