Chữa bệnh bằng Nhịn ăn – Lời nói đầu

Tôi tin rằng chủ đề nhịn ăn có một tầm quan trọng đặc biệt lớn. Tôi tuyên bố sự thật trong cuốn sách này về chính bản thân tôi và tôi có trích dẫn nhiều bức thư của những người tiên phong và những người vượt qua tranh luận. Tôi nghĩ rằng các phương pháp chữa trị mà họ ghi lại là hoàn toàn không có tiền lệ.

Trong tạp chí Cosmopolitan (tạm dịch: Người Thành Thị) vào tháng 5 năm 1910 và Contemporary Review (tạm dịch: Đánh giá Đương đại) ở London vào tháng 4 năm 1910, tôi đã xuất bản một bài viết về những kinh nghiệm của tôi trong việc nhịn ăn. Tôi đã viết rất nhiều bài báo nhưng không có một bài nào trong số đó thu hút nhiều sự chú ý như bài viết này. Ngày đầu tiên cuốn tạp chí lên các quầy báo, tôi nhận được một bức điện tín từ một người đàn ông ở Washington vừa mới bắt đầu nhịn ăn và muốn nhận một số lời khuyên; và sau đó tôi nhận được mười hoặc hai mươi lá thư mỗi ngày từ những người có câu hỏi để hỏi hoặc có kinh nghiệm để thuật lại. Tám tháng trôi qua và cơn lũ thư từ vẫn chưa dừng lại. Các biên tập viên của Cosmopolitan cũng nói với tôi rằng, trong kinh nghiệm làm việc của họ, họ chưa bao giờ nhận được nhiều thư phản hồi như vậy cho một bài báo. Một số lượng báo cáo đáng kể bắt đầu xuất hiện trong các cột tin tức của báo chí trên cả nước kể về những người đã nhịn ăn. Từ nhiều nguồn khác nhau tôi đã nhận được khoảng 50 mẩu tin như vậy, tất cả đều kể về lợi ích đối với những người nhịn ăn.

Từ kết quả của sự quan tâm này, Cosmopolitan đã yêu cầu tôi viết tiếp một bài báo khác, xuất hiện trong số tháng 2 năm 1911. Cuốn sách mà bạn đang đọc đây được tạo thành từ hai bài viết này, với việc bổ sung một số ghi chú và bình luận và một số phần của bài viết đã đóng góp cho tạp chí Physical Culture (tạm dích: Văn hóa Thể chất) mà tôi là một trong các biên tập viên. Ban đầu thì đó là ý định của tôi muốn kết hợp các vấn đề này thành một khối tổng thể, nhưng sau khi đọc lại các bài báo tôi đã quyết định là sẽ tốt hơn nếu xuất bản chúng riêng rẽ. Phong cách báo chí có lợi thế của nó và sự lặp lại có thể được bỏ qua trong trường hợp một chủ đề còn mới đối với hầu hết người đọc.

Tôi đã sao chép lại trong sách một vài bức ảnh của chính tôi xuất hiện trong bài báo đã đăng. Thông thường người ta không in hình ảnh mình trong sách của mình nhưng khi nói đến vấn đề nhịn ăn có rất nhiều người “nghi ngờ kiểu Thomas” (*) (“doubting Thomases“) và chúng ta hay được nhắc nhở rằng “thấy mới tin”. Hai bức ảnh của chính tôi xuất hiện như một tiền đề đủ khả năng chứng minh sự phục hồi thể chất thực sự phi thường; và người đọc có được lời chứng thực của tôi rằng không có gì đáng kể (hoặc khác biệt) trong cách sống của tôi, ngoại trừ ba lần nhịn ăn, với tổng thời gian là ba mươi ngày. Ngoài ra không có gì khác.

Vài năm trước tôi đã xuất bản một cuốn sách tên là Good Health (tạm dịch: Sức khỏe tốt) với sự cộng tác của một người bạn. Tôi không thể bày tỏ hoàn toàn quan điểm riêng của tôi trong cuốn sách đó và ở một số điểm nhất định tôi có suy nghĩ khác với người cộng tác với mình, thậm chí là khác biệt lớn hơn, nhiều hơn. Cuốn sách đó chứa rất nhiều thông tin hữu ích nhưng kinh nghiệm sau này đã thuyết phục tôi rằng quan điểm của nó về tầm quan trọng của chế độ ăn uống là sai lầm. Ý kiến hiện tại của tôi nằm trong cuốn sách này. Tôi không nói điều này để xin lỗi vì sự không nhất quán của tôi, nhưng là để ghi lại sự phát triển đi lên. Trong những ngày đó tôi đã tin vào điều gì đó, vì những người khác nói với tôi; hôm nay tôi biết một cái gì đó khác, bởi vì tôi đã thử nó trên chính mình.

Tôi có hai mục đích khi xuất bản cuốn sách này: đầu tiên là để có một cái gì đó mà tôi có thể giới thiệu mọi người, để tôi không phải trả lời nửa tá “thư nhịn ăn” mà tôi nhận được mỗi ngày trong phần còn lại của cuộc đời; và thứ hai, tôi hy vọng thu hút được sự chú ý đầy đủ của những nhà khoa học về chủ đề nhịn ăn, để họ có thể thực hiện những nghiên cứu thực sự về nó.

Ngày nay chúng ta đã biết một số sự thật về những gì được gọi là “sự tự nhiễm độc” (autointoxication hay autotoxicity), chúng ta biết bởi vì MetchnikoffPavlov và những người khác đã thực hiện một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề này. Tôi tin rằng chủ đề nhịn ăn có một tầm quan trọng đặc biệt lớn. Tôi tuyên bố sự thật trong cuốn sách này về chính bản thân tôi và tôi có trích dẫn nhiều bức thư của những người tiên phong và những người đã vượt qua tranh luận. Tôi nghĩ rằng các phương pháp chữa trị mà họ ghi lại là hoàn toàn không có tiền lệ. Người đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách này (trang 63) một bảng kết quả của 277 trường hợp nhịn ăn. Trong số các trường hợp tuyệt vọng này, chỉ có khoảng 6 trường hợp được báo cáo là thất bại và không giải thích được. Chắc chắn rằng những người làm y khoa và những nhà khoa học không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ lâu hơn nữa trước những sự thật có ý nghĩa quan trọng như thế này.

Tôi không giả vờ là người phát hiện ra phương pháp chữa bệnh bằng nhịn ăn. Chủ đề này đã được thảo luận bởi Tiến sĩ E. H. Dewey trong những cuốn sách được xuất bản ba mươi hoặc bốn mươi năm trước. Dành cho những độc giả quan tâm muốn tìm hiểu thêm, tôi lập danh sách những cuốn sách sau đây tôi đã đọc với nhiều hứng thú và thu được nhiều lợi ích. Tôi khuyến nghị những cuốn này mặc dù, không cần phải nói, tôi không đồng ý với tất cả những gì có trong sách:

  • “Fasting for the Cure of Disease” (tạm dịch: Nhịn ăn với mục đích chữa bệnh) – tác giả: L. B. Hazzard
  • “Perfect Health” (tạm dịch: Sức khỏe hoàn hảo) – tác giả: C. C. Haskell
  • “Fasting, Hydrotherapy and Exercise” (tạm dịch: Nhịn ăn, Thủy trị liệu và Tập thể dục) – tác giả: Bernarr Macfadden
  • “Fasting, Vitality and Nutrition” (tạm dịch: Nhịn ăn, Sức sống và Dinh dưỡng) – tác giả: Hereward Carrington

Tôi xin nói thêm rằng ông C. C. Haskell, ở Norwich, Conn., đã thành lập một viện chuyên hồi đáp các vấn đề về nhịn ăn và những bệnh nhân nhịn ăn có thể được chăm sóc tại Bernarr Macfadden’s Healthatorium, 42nd Street and Grand Boulevard, Chicago, Ill. bởi bác sĩ Linda B. Hazzard, of Seattle, Washington.

(Hết phần: Lời nói đầu)

Chú giải:
(*) người “nghi ngờ kiểu Thomas” : người hoài nghi không tin bất kỳ điều gì nếu không tận mắt thấy hoặc tự mình trải qua. Tên “Thomas” là để chỉ Apostle Thomas, một môn đệ của Chúa Jesus ban đầu đã không tin là Chúa sống lại và hiện ra trước 10 môn đệ, cho đến khi được tận mắt thấy và chạm vào các vết thương của Chúa khi ngài hiện ra lần nữa.

Người dịch: DTH
Chú ý của người dịch: Chúng tôi dịch sách này với mục đích mang lại cho mọi người nhiều thông tin tham khảo về chủ đề Nhịn ăn chữa bệnh và không vì mục đích thương mại. Quý vị có thể tự do chia sẻ các bản dịch này, miễn là không tẩy xóa bất kỳ chỗ nào và nếu được, xin dẫn nguồn về website nhinanchuabenh.com. Xin cảm ơn!

Tag trong bài viết:

Vui lòng dẫn nguồn nhinanchuabenh.com khi sử dụng thông tin từ trang này. Xin cảm ơn!

Gửi phản hồi